Sơ cứu người bị nạn tại công trường
- Sự cố điện giậc
Trước hết chúng ta cần phải biết:
- Chất dẫn điện: Vật liệu kim loại ( Đồng, sắt thép, vàng bạc, nhôm ) chất lỏng ( nước ) có thể truyền điện qua cơ thể người.
- Chất cách điện: Gỗ, vải, thủy tinh, mica, thạch cao, cao su ( Găng tay cao su, giày, dép, mũ bảo hộ,…) nhựa, gốm sứ. Tất cả đều phải khô ráo không ngấm nước.
Cách xử lí khi có nạn nhân bị điện giật:
Bước 1: Tìm cách ngắt nguồn điện. hoặc dùng các vật liệu cách điện (người cứu đứng trên vật liệu cách điện - nơi khô ráo) để tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng nạn nhân: Nếu bị nặng gọi cấp cứu 115, kết hợp gọi người đến hỗ trợ và sơ cứu như sau:
- TH1: Nếu nạn nhân còn tỉnh nhưng bị chấn thương (đặc biệt ở đầu, đốt sống cổ)
+ Giữ cố định, không để nạn nhân cử động. Có thể dùng các vật dụng khăn, quần áo, vật dụng khác để giữ cố định cho nạn nhân .Trừ trường hợp ở trong tình huống nguy hiểm đến tính mạng (như vẫn nằm trong vùng nguy hiểm, hoặc tư thế nằm dẫn đến khó thở hoặc nằm ở những vị trí gồ ghề, cầu thang).
+ Giữ ấm toàn thân cho cơ thể (tránh bị sốc). Nếu có dấu hiệu Sốc (nôn mửa, chảy máu ở trong hoặc xung quanh miệng). Để nạn nhân nằm nghiêng, giữ đầu, cổ, thân thẳng hàng (có thể lót phần đầu bằng vải mềm như quần áo, khăn..). Khi di chuyển, xoay nạn nhân. nên có nhiều người hỗ trợ.
+ Chuyển lên xe cấp cứu đến cơ sở y tế gần nhất.
- TH2: Nạn nhân bất tỉnh (Áp dụng cho toàn bộ sự cố: đuối nước, hỏa hoạn, ngã…..)
Nếu nạn nhân không thở, nhưng tim vẫn đập thì chúng ta thổi ngạt (Hô hấp nhân tạo) Cách kiểm tra đường thở, tim còn đập không
+ Kiểm tra đường thở: Ghé tai vào mũi; mắt nhìn vào ngực bụng nạn nhân.
+ Kiểm tra tim đập: Bắt động mạch cảnh ở cổ, hoặc áp tai vào ngực nạn nhân
Nếu nạn nhân không thở, tim không đập chúng ta nên ép tim lồng ngực trước, kết hợp thổi ngạt:
Bước 1: Để nạn nhân nằm ở nơi thoáng đãng, nới rộng quần áo, dây thắt lưng.
Bước 2: Nghiêng đầu nạn nhân sang 1 bên, dùng ngón tay cuốn vải moi hết nước bọt, đờm trong miệng ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo lưỡi ra
Bước 3: 1 tay giữ trán, 1 tay nâng cằm cho đầu hơi ngửa ra sau để đảm bảo đường hô hấp được thông thoáng.
Bước 4: Tay giữ trán bóp mũi nạn nhân, tay còn lại kéo hàm xuống dưới để miệng hở ra
Bước 5: Hít hơi dài, áp miệng khít miệng nạn nhân rồi thổi hết hơi (2 hơi đối với người lớn,
một hơi với trẻ em dưới 8 tuổi). Sau đó để lồng ngực tự xẹp xuống rồi lại thổi tiếp.
Bước 6: Mỗi phút thổi khoảng 20 lần.
Cách ép tim lồng ngực: Thực hiện khi tim ngừng đập, ngừng thở.
Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, nới rộng quần áo, dây thắt lưng.
Bước 2: Nghiêng đầu nạn nhân sang 1 bên, dùng ngón tay cuốn vải moi hết nước bọt, đờm
trong miệng ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo lưỡi ra.
Bước 3: Qùy bên cạnh người bị nạn. Các ngón tay đan vào nhau.
Bước 4: Đặt gót bàn tay trên hõm ngực. Luôn giữ 2 khuỷu tay thẳng.
Bước 5: Ấn ngực nạn nhân sâu xuống khoảng 4-5cm. Động tác nhịp nhàng, liên tục 25-30
lần. Cứ sau 25-30 lần ép tim lại thổi ngạt 2 lần. (trường hợp có 2 người hỗ trợ thì ấn ngực
5 lần – thổi ngạt 1 lần)
Bước 6: Sau 2-3 phút dừng lại kiểm tra 1 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 10-12 phút đến
khi nào nạn nhân thở lại được.
Bước 7: Đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách xác định vị trí ép tim
Đặt 2 ngón tay vào điểm hõm – chính là mũi ức. (miết dọc theo 2 bờ sườn cuối cùng nếu chưa quen). Luôn ngồi bên phải của người bệnh
Tay ép sẽ đặt bên cạnh (phía trên) của 2 đốt ngón tay ban đầu
Tay còn lại đặt chồng lên tay ép.
Không nhấc bàn tay ra khỏi ngực. (luôn để tay tại vị trí đó rồi ép)
- Bị say nắng khi đang làm việc
- Biểu hiện: Mệt, khó thở, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, toát nhiều mồ hôi, có thể ngất, hôn mê.
- Xử lý sự cố:
Phòng ngừa:
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Có quần áo, mũ nón để che nắng
Bước 1: Đưa vào trong vị trí có bóng mát. Nới bỏ bớt quần áo, thắt lưng, đồ bảo hộ để nạn nhân được thoải mái.
Bước 2: Dùng nước mát chườm vào vùng cổ, nách. Để hạ thân nhiệt cho nạn nhân.
Bước 3: Cho uống nước nhưng chỉ uống những hụm nhỏ (nước chanh đường, nước trái cây, nước lá mát…)
Bước 4: Nếu bị bất tỉnh xử lý hô hấp, ép tim lồng ngực như ở trên
- Sự cố bị cháy nổ
- Xử lý sự cố
Bước 1: Nếu phát hiện đám cháy, hô hoán, báo động mọi người biết để cứu giúp, bật các thiết bị cảnh báo cháy (nếu có). Có thể ngắt nguồn điện của khu vực cháy.
Bước 2: Tùy mức độ nguy hiểm. gọi số khẩn cấp 114.
Bước 3: Sử dụng các thiết bị có sẵn để dập đám cháy: Nước, chăn ngấm nước, bình chữa cháy.
Bước 4: Để tránh hít phải khói- bạn nên lấy khăn thấm nước, bịt mũi miệng lại. Càng hạ khom người xuống thấp sẽ giảm hít phải khói hơn. Tìm cách thoát hiểm (không dùng thang máy đối với công trình có thang máy)
Sơ cứu người bị bỏng: (do lửa, áp dụng cho bỏng bởi nước sôi)
Bước 1: Đưa nạn nhân ra vùng an toàn
Bước 2: Làm lạnh vùng bỏng bằng nước sạch (không dùng nước đá), ngâm vùng bỏng xuống, hoặc tưới nước nhẹ nhàng lên vùng bỏng. Làm từ 15-20 phút.
Bước 3: Nếu bỏng do hóa chất thì cới hết quần áo dính hóa chất ra. Có thể dùng kéo cắt quần áo để tránh dính vào vết bỏng.
Bước 4: Không bôi bất kỳ loại thuốc gì lên vết bỏng (khi chưa có sự cho phép của bác sỹ)
Bước 5: Tiến hành băng, che phủ nhẹ nhàng vùng bỏng với băng gạc, băng vô trùng, hoặc vải sạch. Tránh bụi bẩn tiếp xúc lên vùng bỏng.
Bước 6: Nạn nhân bất tỉnh – áp dụng bài 1. Bị nặng có thể chuyển đến cơ sở y tế
Cách sử dụng bình chữa cháy (nếu có)
Trên công trường thấy bình nào, lấy bình đó để sử dụng.
- Cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2 (hình bên trái): khí CO2 được phun ra -790 độ.
Bước 1: Nâng loa lên vuông góc với bình.
Bước 2: Rút chốt an toàn: Một tay cầm cổ bình, 1 tay rút chốt.
Bước 3: Chữa cháy: Đứng cách đám cháy từ 1-2m. tay cầm dưới đáy bình. Tay còn bóp van (mỏ vịt).
- Cách sử dụng bình chữa cháy -bình bột:
Bước 1: Xem đồng hồ đo áp suất: Chỉ màu xanh, vàng: là dùng được. Màu đỏ là áp suất
thấp – cần nạp lại bình
Bước 2: Lắc bình từ 3-5 lần
Bước 3: Rút chốt an toàn: 1 tay cầm cổ bình, 1 tay rút chốt an toàn
Bước 4: Dập lửa: 1 tay cầm đầu bình để bóp mỏ vịt, 1 tay cầm vòi. Đứng cách đám cháy từ
1-2m.
- Sự cố nạn nhân bị đột quỵ
- Khái niệm Là 1 mạch máu trong não bị chảy máu, hoặc có sự tắc nghẽn làm ngăn cản máu và oxi đến các mô của não.
- Nhận biết : Bộ phận trên mặt có biến dạng (méo), hoặc liệt, mắt nhắm không kín tay, chân đột nhiên bị liệt, mất cảm giác 1 bên cơ thể đột nhiên nói ngọng, phát âm ko rõ, khó phát âm. Đau đầu đột ngột, tức ngực khó thở, mê man.
- Sơ cứu: Khi có các biểu hiện trên, gọi ngay 115, thời gian vàng là 3h đầu tiên. Càng để lâu bệnh càng phức tạp. Nếu xe cấp cứu phải chờ lâu. có thể chuyển bằng xe ô tô (không dùng xe máy).
+TH1: Còn tỉnh
Để nạn nhân nằm trên nền cứng hoặc giường ở tư thế nằm thoải mái, nới bỏ quần áo, thắt lưng để dễ thở nhất. Nếu xảy ra nôn ói thì cho nạn nhân nằm nghiêng 1 bên. Lấy tay móc đờm dãi ra. Hạn chế di chuyển – có thể gây đứt mạch máu não. Nếu có biểu hiện co giật, lấy que cuốn vải đặt ngang miệng – tránh cắn vào lưỡi.
Nạn nhân thấy lạnh, thì phải đắp chăn để tránh mất nhiệt. Nạn nhân kêu buồn ngủ thì phải tìm cách nói chuyện, hỏi thăm, động viên.
Không để cho họ ngủ.
Không xoa dầu, không cạo gió, không xoa bóp.
Không cho người bệnh ăn, uống bất kể thứ gì kể cả thuốc hạ huyết áp. (Không làm bất kể điều gì khi bác sỹ chưa cho phép)
+TH2: Nạn nhân bị hôn mê, bất tỉnh
Cần kiểm tra có ngừng thở, ngừng tim không, thực hiện hô hấp nhân tạo. Ép tim lồng ngực giống bài đã dạy bên trên. Nếu nạn nhân bị ngã xuống đất gây ra chấn thương (đặc biệt đầu, vai gáy, đốt sống cổ). Tiến hành băng bó, cầm máu nếu có, cố gắng giữ cố định nạn nhân.
- Bị dẫm phải vật sắc nhọn, đinh, kim loại,..
- Vết thương bị nhẹ.
Bước 1: Sửa sạch vết thương bằng vòi nước sạch, có dùng xà phòng để rửa. Lấy sạch bụi bẩn, đất cát dính vào vết thương ra. Khi rửa, máu có thể tự chảy ra ngoài – không lo lắng vì sẽ làm sạch vết thương.
Bước 2: Cầm máu cho vết thương: Lấy ngón tay sạch, bông Bóp hoặc ấn lên vết thương một lát, máu sẽ ngưng chảy rồi bôi thuốc đỏ (thuốc sát trùng) rồi băng nhẹ
nhàng lại. Khi chưa bôi thuốc sát khuẩn thì không được băng vết thương (cứ để hở) vì tránh điều kiện cho vi khuẩn uốn ván phát triển.
Bước 3: Cẩn thận có thể đi tiêm phòng uốn ván, đặc biệt vết thương là đinh sét gỉ, chứa nhiều đất cát bẩn.
- Vết thương bị nặng.
Bước 1: Không được tút vật đó ra khỏi cơ thể (gây đau, mất máu)
Bước 2: Dùng vải sạch, miếng gạc bọc nhẹ nhàng xung quanh vật nhọn. Có thể dùng tấm lót đệm, băng cuốn để cố định vật nhọn cho nạn nhân đỡ đau.
Bước 3: Đưa đến bệnh cơ sở y tế.
- Nạn nhân bị ngã, gây chấn thương
- Nạn nhân bị nhẹ, trầy xước da
Bước 1: Rửa vết trầy xước bằng vòi nước sạch và dùng nước muối sinh lý rửa. Mục đích loại bỏ các chất bẩn ra khỏi vết thương (tránh nhiễm trùng). Tuyệt đối không dùng oxi già để rửa vết thương.
Bước 2: Sát trùng bằng Betadine. Không đắp các chất gì lên vết thương (thuốc lào, lá cây…)
Bước 3: Dùng băng gạc chống dính, gạc vô trùng băng lại vết thương. Mục đích giúp giữ ẩm trên bề mặt da, vết thương được mềm mại, không đóng vảy khô.
Bước 4: Ra hiệu thuốc mua thuốc bôi vết thương cho phù hợp, bị nặng ra cơ sở y tế. Thay băng, rửa nước muối hàng ngày. (để thay băng gạc nên tưới nước muối ướt cả gạc- sẽ dễ tháo ra hơn).
- Nạn nhân ngã gây chấn thương nặng
Bước 1: Khi tai nạn lao động, ưu tiên kiểm tra phần chấn thương đầu, cột sống cổ -phần này quan trọng.
Bước 2: Buộc nẹp cố định vùng chấn thương: Dùng cây, tấm ván, viên gạch, hoặc cố định vào phần chi cơ thể còn lại. Quá trình di chuyển không gây chuyển động mạnh, cần nhiều người hỗ trợ.(Không cõng, bế, nhấc nạn nhân lên, không vận chuyển bằng xe máyrất dễ gây thêm chấn thương, dễ gãy cột sống cổ).
Trường hợp chấn thương nhẹ bị sưng tấy đỏ lên: Có thể chườm lạnh 20-25 phút tại vị trí đó- để giảm đau. Sau 48 giờ thì dùng chườm nóng để giãn mạch máu, tuần hoàn tốt hơn.
Nếu nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở: thì sơ cứu ép tim lồng ngực, khai thông đường thở giống bài trên.
- Trường hợp 3: Cách cầm máu cho nạn nhân
* Các mạch máu lớn: ở động mạch cổ, đùi, cánh tay (có thể chảy thành tia máu). Phải cầm ngay tại chỗ bằng bất kể vật dụng gì. Cơ thể người có 4-5 lít máu. Mất 2.5 lít cơ thể dẫn đến tử vong. Yêu cầu làm nhanh, tại chỗ.
Bước 1: Dùng tay, vải, quần áo đặt vào vết thương đang chảy máu và giữ chặt.
Bước 2: Dùng vải (quần áo xé ra) để cuốn bên trên có thể dùng bút hoặc que để cuốn cho chặt. Mục đích không cho máu chảy xuống cánh tay nữa. Vị trí ở chân cũng làm vậy
Vị trí ở cổ: Sẽ khó cuốn chặt vì sợ thít vào cổ họng=> Dùng cây que, hoặc cánh tay nạn nhân, sau đó mới cuốn.
Đưa đến cơ thể y tế gần nhất
- Sét đánh
- Cách phòng chống
Sét đánh theo sóng điện thoại, cáp mạng, angten việc làm là nên tắt nguồn các thiết bị. Tránh cầm các vật dụng kim loại, dây, ổ, cột điện
Tránh các chỗ ẩm ướt như buồn tắm, bể nước, vũng nước trên sàn, vòi nước, ao, hồ….
Đang thi công trên mặt sàn cao phải xuống dưới ngay
Rút các thiết bị có nguồn điện ra khi có hiện tượng giông bão
Không đứng ở các cây to. Nếu ở khu vực có nhiều cây thì chọn cây thấp để đứng
Không đứng ở các vị trí cao; không đứng ở vùng đất trống trải. Trường hợp đứng ở vùng đất trống trải – thì chụm 2 chân, cúi người sát mặt đất (nhưng không chạm hay nằm xuống đất), 2 tay bịt tai.
Chọn những nơi nào thấp thì đứng.
- Cách sơ cứu: Thực hiện giống trường hợp điện giật